Details
  • 08/06/2021

Bị bệnh chân tay miệng kiêng gì để mau khỏi?

Bệnh chân tay miệng là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Đây được coi là bệnh lý có sức lây lan đến chóng mặt nhưng khả năng điều trị dứt điểm lại khá khó khăn. Vậy bạn đã hiểu về loại bệnh lý này như thế nào rồi? Ngoài việc điều trị bệnh thì người bị bệnh chân tay miệng kiêng gì sẽ giúp tình trạng bệnh chuyển biến tốt hơn?

 

1. Hiểu biết về bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng (hay còn có tên khoa học viết tắt là HFMD) là bệnh lý do một số loại virus có hại gây ra, tiêu biểu nhất là virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 ở dạng cấp tính. Bệnh có thể dễ dàng lây lan thông qua việc tiếp xúc gần với người bệnh (cụ thể là tiếp xúc với phần dịch từ những nốt bọng nước, chất thải, nước bọt hoặc dịch từ tai mũi họng).

Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ em dưới 10 tuổi tuy nhiên cũng đã có khá nhiều trường hợp người trưởng thành mắc phải căn bệnh này. Hiện nay, ở Việt Nam và một số nước khu vực Đông Nam Á đang phải hứng chịu vô số ca nhiễm căn bệnh này. Đặc biệt, ở nước ta tỉ lệ trẻ em từ 3 tháng tuổi cho tới 1 năm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Bệnh nhân mắc bệnh chân tay miệng sẽ có các triệu chứng ban đầu khá giống với những bệnh viêm da thông thường vì vậy việc chẩn đoán và chữa trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau họng, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn,... sau một khoảng thời gian ủ bệnh khó phát hiện thì bệnh tình sẽ phát triển dẫn tới tình trạng mọc các nốt mụn bọng nước, đỏ tấy, loét trong khoang miệng,...

Ngoài việc tìm hiểu những phương pháp chẩn đoán và chữa trị bệnh hợp lý nhất thì người bệnh chân tay miệng kiêng gì? cũng sẽ là câu hỏi khó dành cho các bậc phụ huynh có con bị bệnh.

Chân tay miệng kiêng gì

Bệnh chân tay miệng có khả năng lây lan rất cao thông qua việc tiếp xúc gần với người bệnh

2. Bị bệnh chân tay miệng kiêng gì thì mau khỏi bệnh?

Bệnh chân tay miệng có thể điều trị nhưng tình hình bệnh có thể nhanh chóng thuyên giảm hay không còn phụ thuộc vào việc người bệnh có tuân thủ việc kiêng cữ đúng như sự chỉ dẫn của các bác sĩ hay không. Dưới đây là một số việc làm đã được các chuyên gia y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh phải tuân thủ để giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra tốt nhất:

- Khi phát hiện người bệnh xuất hiện các nốt bọng nước, gia đình không nên sử dụng các loại thuốc bôi khi chưa có sự can thiệp từ các bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, các bậc phụ huynh không dùng thuốc xanh để bôi cho trẻ vì khả năng viêm nhiễm rất cao.

- Khi trẻ bắt đầu xuất hiện các vết viêm loét tại miệng thì việc sử dụng kháng sinh để chữa trị là không phù hợp, thậm chí nếu cho trẻ dùng quá nhiều kháng sinh còn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

- Không nên cho người bệnh uống quá nhiều thuốc bổ hay các loại vitamin trong thời gian điều trị bệnh.

- Không nên cho trẻ kiêng tắm bởi rất có thể bệnh không những không giảm thiểu mà còn có thể dẫn tới việc trẻ mắc thêm các bệnh viêm nhiễm do các virus vi khuẩn gây ra, gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ,... Các phụ huynh hoàn toàn có thể cho các con tắm một cách bình thường với nước ấm và phòng kín gió.

- Chính bởi khả năng bệnh tình lây lan rất cao cho nên người bệnh tuyệt đối không nên tiếp xúc trực tiếp quá nhiều với những người xung quanh, đặc biệt là các bé nhỏ dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc bệnh dễ hơn bình thường.

Không nên cho trẻ kiêng tắm khi bị bệnh chân tay miệng

Không nên cho trẻ kiêng tắm khi bị bệnh chân tay miệng

Bệnh nhân bị chân tay miệng kiêng gì? có cần kiêng ăn không?

Người bệnh có thể ăn hầu hết các loại thực phẩm tốt, đặc biệt là các loại hoa quả giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng. Tuy rằng việc cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể giúp đẩy lùi các loại bệnh tật là hoàn toàn chính xác, nhưng người bệnh và gia đình cũng nên chú ý tới những thói quen ăn uống có tốt hay là không trong quá trình chữa bệnh. Vì miệng trẻ xuất hiện các nốt bọng nước hay thậm chí là vết loét cho nên khả năng nhai thức ăn hoặc ngậm thức ăn quá cứng, quá nóng cũng sẽ khiến trẻ bị đau rát, khó chịu. 

3. Có thể điều trị bệnh chân tay miệng tại nhà được không?

Bệnh chân tay miệng có thể được chia thành 4 giai đoạn bệnh từ nhẹ tới nặng như sau:

  1. Cấp độ nhẹ: miệng bệnh nhân bị loét nhẹ hoặc xuất hiện các nốt mụn ở da.
  2. Cấp độ 2: trẻ thường bị sốt kéo dài hơn 2 ngày, sốt cao, nôn mửa, cơ thể thiếu sức sống, có biểu hiện bị giật mình, mạch nhanh trên 150 lần/phút khi không có dấu hiệu sốt.
  3. Cấp độ 3 (cấp độ gây biến chứng nặng và lan rộng tới nhiều hệ liên quan): Tới mức độ này thì các hệ thần kinh, hô hấp, tim mạch đều đã bị ảnh hưởng, thậm chí gây ra các triệu chứng rõ rệt như huyết áp tăng cao, nhịp thở thay đổi bất thường, thở khó khăn, mạch nhanh,...
  4. Cấp độ 4: Khi người bệnh có các triệu chứng nặng như bị sốc, nhịp thở bị ngắt liên tục, phù phổi cấp,... thì khả năng bệnh tình đã trở nên rất nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Bệnh chân tay miệng có thể gây biến chứng tới hệ tim mạch

Bệnh chân tay miệng có thể gây biến chứng tới hệ tim mạch

Vậy khi nào cần đưa người bệnh đến bệnh viện để điều trị?

Thực chất khi phát hiện người bệnh xuất hiện các dấu hiệu bệnh ban đầu thì người thân đã phải tìm tới sự trợ giúp từ các y bác sĩ chuyên khoa rồi. Tuy nhiên, nếu các bác sĩ chẩn đoán bệnh đang nằm trong giai đoạn nhẹ thì gia đình có thể chăm sóc và chữa bệnh cho trẻ tại nhà theo sự hướng dẫn từ các y bác sĩ.

Việc tìm hiểu kỹ việc người bị bệnh chân tay miệng kiêng gì cũng sẽ là bước tiến lớn giúp bệnh không phát triển quá nhanh trước khi nhận được sự giúp đỡ chuyên môn từ các bác sĩ.

Để được giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe hoặc các dịch vụ thăm khám tại Phòng khám đa khoa Đinh Trọng Sơn xin quý khách vui lòng liên hệ qua số hotline 02563.827.999 để được tư vấn.

Nguồn: Internet.

INBOX NGAY ĐỂ ĐƯỢC NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
=========================
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐINH TRỌNG SƠN - QUY NHƠN
🏥 Địa chỉ: 131-133 Nguyễn Thái Học, P. Ngô Mây, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
☎ Hotline: 0256 3527 999 - 0913 455 278
📧 Email: pkdkdinhtrongson@gmail.com
Fanpage: Phòng khám Đa khoa Đinh Trọng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Bạn cần tư vấn

Nếu bạn đang gặp các vấn đề gì về sức khỏe, đừng ngần ngại nhấc máy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp và đặt lịch khám chữa bệnh cho bản thân và gia đình nhé.

Hoặc gửi Email: pkdkdinhtrongson@gmail.com
>