Như một thói quen, trẻ sơ sinh nào cũng mang ra tắm nắng vào sáng sớm. Điều này cần thiết nhưng điều đó có thực sự tốt cho bé ? Cùng BS Nhi khoa của phòng khám chia sẻ về vấn đề này nhé.
👉 1. Vitamin D là một dạng vitamin tan trong dầu, tồn tại ở hai dạng:
✅ Vitamin D3. Dạng này được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật và thực phẩm bổ sung. Con người có thể tự tổng hợp D3 khi da tiếp xúc với tia cực tím B (UVB).
✅ Vitamin D2. Dạng này thì được tìm thấy ở các chế phẩm thực vật và các sản phẩm bổ sung. Nó được tạo ra khi thực vật tiếp xúc với ánh sáng.
👉 2. Vai trò của vitamin D
✅ Vitamin D tổng hợp và điều hòa Calci và Phosphor, hai thành phần thiết yếu của hệ xương. Thiếu vitamin D dẫn đến trẻ bị còi xương đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi, co giật do hạ calci máu, loãng xương ở trẻ lớn.
✅ Vitamin D cũng đóng vai trò trong việc chuyển hóa các hormone tuyến cận giáp và insulin nên thiếu vitamin D cũng được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 1 sau này khi còn nhỏ.
👉 3. Nhu cầu vitamin D ở trẻ
✅ Trẻ bú mẹ hoàn toàn: 400 UI/ngày
✅ Trẻ bú sữa công thức dưới 1 lít mỗi ngày: 400 UI/ngày
✅ Trẻ bú sữa công thức trên 1 lít mỗi ngày: có thể không cần
✅ Trẻ lớn: 600 – 800 UI/ngày
✅ Trẻ mắc các bệnh lý nội tiết, chuyển hóa: theo đơn của bác sĩ chuyên khoa
👉 4. Nguồn cung cấp vitamin D
✅ Khi mới sinh trẻ có một lượng dự trữ thấp vitamin D, chủ yếu là từ mẹ trong thai kỳ
✅ Sau khi sinh trẻ có thể nhận vitamin D từ sữa mẹ, các chất bổ sung, tổng hợp trong da khi tiếp xúc với UVB.
✅ Sữa mẹ có rất ít vitamin D, khoảng 20 - 70 đơn vị trong 1 lít sữa mẹ.
✅ Thực phẩm giàu vitamin D: Sữa, sữa chua, ngũ cốc.
✅ Các món tự nhiên (rất ít): Cá hồi đại dương 1000UI/lạng, Cà ngừ đóng hộp: 400UI/2 lạng, Trứng luộc: 400UI/ 2 ký, Nấm hương: 400UI/0,5 kg.
✅ Thực phẩm bổ sung vitamin D (rất cần thiết):
💟 Dạng vitamin D xịt định liều DIMAO (vitamin D3)
💟 Aquadetrim (vitamin D3)
💟 Ostelin dạng nhỏ giọt và dạng siro (vitamin D3)
💟 Stérogyl nhỏ giọt (vitamin D2)
⚠️⚠️⚠️ TẮM NẮNG: đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Từ xưa ông bà ta đã khuyên nhau đưa trẻ đi tắm nắng vào lúc sáng sớm và chiều muộn sẽ giúp trẻ có nhiều vitamin D nhưng thực tế là:
🌞 Ánh sáng mặt trời bao gồm UV A, UV B, UV C
UV A chiếm 95 % ánh sáng mặt trời, có từ khi mặt trời bắt đầu mọc, xuyên qua áo, kính, rèm, có tác động xấu gây ung thư và lão hóa da.
❌ UV C là tia cực kỳ nguy hiểm tuy nhiên được tầng ozone chặn lại.
❌ UV B là tia giúp chuyển hóa vitamin D, chỉ chiếm có 3% có lợi, nhiều nhất từ 10 giờ sáng – 2 giờ chiều. Đây cũng lúc tia UV A mạnh nhất. Do đó tắm nắng lúc 10 giờ sáng – 14 giờ chiều mới là giúp chuyển hóa vitamin D. Nhưng như vậy thì gây nguy hiểm cho cả con và mẹ. Thêm vào đó trẻ dưới 6 tháng tuổi không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng cường độ cao.
⚠️ Do đó TẮM NẮNG KHÔNG PHẢI LÀ PHƯƠNG PHÁP HỮU HIỆU ĐỂ TỔNG HỢP VITAMIN D nữa. BA MẸ NHỚ NHÉ 💟💟💟
🔖 BS. Phan Thị Thanh Nhàn - Chuyên khoa Nhi bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Định.
©2021 - Công ty TNHH Sơn Chức - Phòng khám đa khoa Đinh Trọng Sơn